Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam?

Đây là tỉnh có đường biên giới dài nhất cả nước, với 468,281km, giáp 3 tỉnh của Lào là Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxa.

1

Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam?

Hà Giang

Kon Tum

Nghệ An

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Nghệ An là tỉnh có đường biên giới dài nhất cả nước, với 468,281km, giáp 3 tỉnh của Lào là Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bôlykhămxay. Ngoài ra, Nghệ An cũng là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, đạt 16.486km2 với dân số khoảng 3.416.900 người theo thống kê năm 2022.

2

Tỉnh nào có đường biên với Trung Quốc ngắn nhất?

Điện Biên

Lào Cai

Hà Giang

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc dài 1449,566km, thuộc địa phận 7 tỉnh gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Trong đó, Điện Biên là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc ngắn nhất, chỉ khoảng 40,86km, thuộc hai xã Sen Thượng và Sín Thầu của huyện Mường Nhé. Đây cũng là huyện vừa giáp Trung Quốc và giáp Lào, nhưng biên giới với Lào dài tới 360km.

3

Tỉnh nào có đường biên giới ngắn nhất Việt Nam?

Hà Giang

Lai Châu

Cà Mau

Đồng Tháp

Câu trả lời đúng là đáp án D:

Theo Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, tỉnh có đường biên giới dài 50,675km, tiếp giáp với tỉnh Prây Veng của Campuchia. Số liệu này được ấn định tại Nghị định thư Phân giới cắm mốc năm 2019, trong đó hai nước có 7 cặp cửa khẩu, 2 cửa khẩu Quốc tế và 5 cửa khẩu phụ. Biên giới của tỉnh Đồng Tháp cũng xác định 10/10 vị trí với 16/16 cột mốc chính, xây dựng xong 126/126 mốc phụ và 30/30 cọc dấu. Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiên Giang cũng là tỉnh có đường biên giới với Campuchia, nhưng dài hơn đường biên của tỉnh Đồng Tháp với 56,8km.

4

Đồng Tháp có vườn quốc gia nào sau đây?

Tràm Chim

U Minh

U Minh Thượng

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Nếu bạn yêu thích du lịch thiên nhiên, vườn quốc gia Tràm Chim là tọa độ không thể bỏ qua. Với diện tích hơn 7.000 ha và trải rộng trên địa phận 7 xã, Tràm Chim được xem là bức tranh thu nhỏ của hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười. Đặc biệt, nơi này nằm trong top 4 khu bảo tồn ngập nước lớn nhất Việt Nam. Tràm Chim là nơi sinh sống của 130 loài thực vật, 233 loài chim nước, 40 loài cá và 100 loài động vật có xương sống. Trong đó, hệ chim nước tại Tràm Chim chiếm đến 25% loài chim tại Việt Nam và nhiều loài được xếp vào nhóm quý hiếm (sếu đầu đỏ).

5

Rừng tràm Trà Sư thuộc tỉnh nào của nước ta?

An Giang

Kiên Giang

Long An

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Có thể nói rừng tràm Trà Sư là niềm tự hào du lịch của tỉnh An Giang nói riêng và khu vực miền Nam nói chung. Nơi đây có đầy đủ những nét đặc trưng nhất của vùng miền sông nước với hệ sinh thái điển hình của vùng rừng ngập nước phía Tây sông Hậu. Với hàng trăm cây tràm dọc hai bên đường và hơn 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ và nhiều loại cây khác cùng 70 loài chim, 11 loài thú, 25 loài bò sát và hơn 10 loài cá. Rừng tràm Trà Sư được biết đến như một trong những địa điểm tham quan đặc sắc ở mảnh đất An Giang, khoác lên mình vẻ đẹp thiên nhiên hiếm thấy. Thời điểm đẹp nhất để tham quan rừng tràm là khoảng tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Vào mùa này, miền Tây nổi tiếng với mùa nước nổi, cũng chính vì thế mà du khách có thể chiêm ngưỡng và ngắm nhìn vẻ đẹp của các loài động thực vật chỉ xuất hiện một lần trong năm.

6

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau vinh dự được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm nào?

2008

2009

2010

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Năm 2009, nơi đây vinh dự được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Tọa lạc trên địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), với tổng diện tích đất khoảng 41.862 hecta. Trong đó, khoảng 15.262 hecta là diện tích vùng đất liền; còn lại 26.600 hecta là diện tích vùng ven biển tiếp xúc với đất liền. Đây là địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á – Thái Bình Dương. Là nơi có hệ sinh thái đa dạng, hệ thống rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau còn là hệ thống rừng phòng hộ giúp ngăn ngừa nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất. Theo như thống kê, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có số lượng động thực vật sinh sống rất phong phú, với khoảng 28 cho đến 32 loài cây ngập mặn đang sinh sống; khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài động vật bò sát, 139 loài cá khác nhau, với 9 loài lưỡng cư, 49 loài sinh vật phù du, và còn nhiều loài nước mặn đã được công nhận và thống kê trong sách đỏ của Việt Nam và cả trên thế giới.

7

Vườn quốc gia Phú Quốc có mấy loài nằm trong sách Đỏ của Việt Nam?

4 loài

5 loài

6 loài

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Nằm ở phía Bắc đảo Phú Quốc và chiếm khoảng 70% diện tích đảo, hơn 31.000 hecta, Vườn quốc gia Phú Quốc sở hữu ba dãy núi lớn: dãy Hàm Ninh, dãy Hàm Rồng và dãy Gành Dầu cùng 60 km đường bờ biển tuyệt đẹp. Vẫn còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ, hùng vỹ và khoáng đạt, vườn quốc gia Phú Quốc là “tổ ấm” cho hệ động thực vật quý hiếm và độc đáo của thành phố đảo. Không chỉ vậy, với độ che phủ của rừng đã giúp thành phố đảm bảo được chức năng của phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nước sạch và phát triển kinh tế khu vực biển đảo Phú Quốc. Nơi đây sở hữu hơn 1000 loài thực vật, đặc biệt là những loài cây quý như: tràm, vên, dầu cát,… Các loài phong lan quý như: Âm Lan núi, Lan Vân Hài,… Hệ sinh thái biển với hơn 100 loài san hô khác nhau. Trong số hơn 30 loài động vật thì có 5 loài nằm trong sách Đỏ của Việt Nam, và vô số các loài chim, bò sát quý hiếm cũng góp phần khiến Vườn quốc gia trở nên đắt giá hơn bao giờ hết.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Đặt chân đến 4 cực Việt Nam luôn là niềm mơ ước và khơi dậy tinh thần chinh phục của những đôi chân đam mê ” xê dịch”. 4 cột mốc thiêng liêng của đất nước mà bất cứ ai cũng muốn một lần được in dấu chân trong hành trình khám phá nước Việt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Khám phá 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN