Ung thư máu có di truyền không?

Sự kiện: Ung thư máu Ung thư

Đa số ung thư máu được phát hiện mà không có yếu tố di truyền được biết từ trước.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, ung thư máu là nhóm bệnh của cơ quan tạo máu. Đây là bệnh ác tính do các tế bào ung thư gây nên.

Ung thư máu không chia giai đoạn I, II, III… như nhiều bệnh ung thư khác. Khi nói về sự tiến triển của bệnh, ung thư máu được chia thành thể cấp tính và mãn tính. Ung thư máu cấp tính và mãn tính được chia thành các dòng tế bào.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Ung thư máu được gặp các thể bệnh khác nhau như ung thư máu cấp tính, ung thư máu mãn tính dòng bạch cầu hạt, dòng lympho, dòng mono…

Ung thư máu cũng thay đổi tuỳ theo tuổi, giới tính và một số yếu tố khác.

Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư máu. Bệnh được phát hiện chủ yếu thông qua khám sức khoẻ định kỳ cũng như để ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Trước thắc mắc, ung thư máu có di truyền không, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết, một số ung thư có thể có dấu hiệu liên quan đến di truyền. Tuy nhiên đa số ung thư máu được phát hiện mà không có yếu tố di truyền được biết từ trước.

Các phương pháp điều trị được áp dụng tuỳ từng thể bệnh, bao gồm:

- Hoá trị liệu với các phác đồ dùng thuốc hoá chất cho bệnh nhân.

- Điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu.

- Điều trị bằng các thuốc nhắm đích khác nhau như hoá miễn dịch trị liệu, các kháng thể đơn dòng, các thuốc đích phân tử nhỏ.

- Điều trị bằng hoá trị liệu là điều trị cốt lõi cho nhóm bệnh ung thư máu cấp tính. Để ghép tế bào gốc, trước hết người bệnh cần điều trị hoá chất đạt lui bệnh hoàn toàn.

- Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể được hỗ trợ bằng các biện pháp bổ sung như truyền máu, chế phẩm máu, thuốc bổ, các thuốc khác trong quá trình sử dụng hoá chất.

Nhằm phát hiện sớm ung thư nói chung và ung thư máu nói riêng, người dân nên chủ động khám sức khoẻ định kỳ.

Đối với ung thư máu, để chẩn đoán xác định bệnh, người bệnh cần làm xét nghiệm máu. Nếu kết quả nghi ngờ, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy đồ và/hoặc sinh thiết tủy xương để chẩn đoán xác định bệnh. Đồng thời làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.

Nguồn: [Link nguồn]

Bà Yến có vóc dáng nhỏ bé, mảnh khảnh có nghị lực kiên cường và ý chí mạnh mẽ quyết tâm rất lớn để vượt qua căn bệnh ung thư máu suốt 20 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Ung thư máu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN