Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khám vì khàn tiếng, nuốt vướng, đôi lúc khó thở, vùng cổ to bất thường, anh Đ.T.T (24 tuổi), trú tại Đức Bác, Sông Lô bất ngờ nhận kết quả chẩn đoán ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ và cần phẫu thuật để loại bỏ khối u ngay lập tức.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành làm các xét nghiệm máu cần thiết, siêu âm tuyến giáp, chụp cộng hưởng từ và sinh thiết khối u. Kết quả chỉ ra người bệnh bị ung thư tuyến giáp thể nhú - thể bệnh hay gặp nhất trong các loại ung thư tuyến giáp.

Bệnh nhân tới viện khám khi bị khàn tiếng, nuốt vướng, đôi lúc khó thở, vùng cổ to bất thường. Ảnh: BVCC

Bệnh nhân tới viện khám khi bị khàn tiếng, nuốt vướng, đôi lúc khó thở, vùng cổ to bất thường. Ảnh: BVCC

Sau khi được tư vấn, giải thích rõ phương pháp phẫu thuật và điều trị, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ hai bên. Bác sĩ cho biết, khối u tuyến giáp của người bệnh này khá lớn, bị biến đổi hình thái có nhiều nhân, nhân lớn nhất có kích thước 2cm, chèn ép gây hẹp lòng khí quản; ngoài ra còn có rất nhiều khối hạch di căn xung quanh cổ, kích thước lớn nhất lên tới 5cm.

Sau mổ, anh Đ.T.T được tiếp tục theo dõi và điều trị theo phác đồ. Hiện tại, người bệnh đã hồi phục sức khỏe, ăn uống bình thường, khắc phục được tình trạng nuốt vướng và nói khàn. 

Thời gian tới, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc đặc trị để bù lại hormon bị thiếu. Trong trường hợp tế bào ung thư vẫn còn, người bệnh sẽ được xạ trị cho đến khi triệt căn ung thư hoàn toàn.

Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ Hiếu cho biết: “Trường hợp của bạn Đ.T là trường hợp người bệnh trẻ bị ung thư tuyến giáp, đến viện muộn khi đã có các triệu chứng chèn ép đường thở. Khối u to và đã di căn hạch khiến cuộc phẫu thuật khó khăn hơn và tăng nguy cơ biến chứng sau mổ. 

Vậy nên để phòng tránh tốt nhất, thì chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần. Nếu xuất hiện khối u tuyến giáp nhỏ, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, nếu có chỉ định sinh thiết tế bào thì nên thực hiện để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phòng ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư và di căn hạch”.

Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật triệt căn kết hợp với điều trị I-ốt 131 và liệu pháp nội tiết thông thường, thì tiên lượng sau mổ rất tốt, có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Nguồn: [Link nguồn]

Các nhà khoa học vừa xác định nguy cơ mới từ một loại virus liên quan đến nhiều dạng ung thư đường sinh dục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Bệnh tuyến giáp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN