26/04/2024 19:38 GMT+7

Vụ hàng chục học sinh nhập viện sau khi ăn hàng rong: Xác định nguyên nhân gây ngộ độc

Liên quan vụ nhiều học sinh huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị ngộ độc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Khánh Hòa kết luận phát hiện khuẩn Staphylococcus aureus và Staphylococcal enterotoxin trên mẫu nguyên liệu làm thức ăn.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Khánh Hòa vừa có báo cáo kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm tại cơ sở bán hàng rong trên địa bàn thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa).

Đội điều tra ghi nhận cơ sở nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm là cơ sở bán hàng rong của bà Bùi Thị Lương (34 tuổi, trú thị trấn Tô Hạp), bán thức ăn cơm cuộn, cơm nắm trước Trường THCS Tô Hạp.

Hằng ngày, bà Lương chế biến sẵn món ăn cơm cuộn và cơm nắm tại nhà, sau đó bảo quản trong thùng xốp và đem đi bán.

Tổng số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là 74 người (37 học sinh Trường tiểu học thị trấn Tô Hạp, 15 học sinh Trường THCS Tô Hạp, 22 ca trong cộng đồng). Các ca ngộ độc đã xuất viện ngày 10-4.

Tại thời điểm điều tra, ghi nhận tại nhà bà Lương không còn mẫu thức ăn cơm nắm, cơm cuộn đã chế biến, mà chỉ có mẫu nguyên liệu thực phẩm. Vì vậy đội điều tra đã lấy 11 mẫu nguyên liệu thực phẩm để chế biến gồm: củ cải muối, xúc xích, rong biển cơm nắm, rong biển cơm cuộn, tương ớt, tương cà, cà rốt, dưa leo, xốt mayonnaise, dầu mè, thanh cua.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cũng tiếp tục lấy mẫu bàn tay và mẫu phân người lành mang trùng của bà Bùi Thị Lương và ông Bùi Văn Bạn (là chồng của bà Lương cùng tham gia chế biến) để gửi đi xét nghiệm.

Về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, đoàn kiểm tra ghi nhận các bịch rong biển để chế biến cơm cuộn không có nhãn mác tiếng Việt, được bà Lương mua qua mạng xã hội Facebook, không có hóa đơn, chứng từ.

Do không lấy được mẫu thức ăn nghi ngờ (cơm nắm, cơm cuộn), không đủ cơ sở khoa học để xác định cụ thể thức ăn nào là thức ăn nguyên nhân, mà chỉ có thể nhận định thức ăn nguyên nhân là thức ăn chung mà các bệnh nhân đã ăn vào sáng 9-4.

Sau đó, kết quả kiểm nghiệm mẫu của Viện Pasteur Nha Trang vào ngày 16-4 xác định mẫu rong biển cơm cuộn phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus (3,9.102CFU/g) và phát hiện chủng sinh nội độc tố Staphylococcal enterotoxin.

Các mẫu nguyên liệu: củ cải muối, xúc xích, rong biển cơm nắm, tương ớt, tương cà, cà rốt, dưa leo, xốt mayonnaise, dầu mè, thanh cua không phát hiện vi khuẩn.

Kết quả phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus (3,9.102 CFU/g) và phát hiện chủng sinh nội độc tố Staphylococcal enterotoxin trên mẫu rong biển cơm cuộn phù hợp với kết quả mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm cũng dương tính với vi khuẩn Staphylococcus aureus (7/9 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Staphylococcus aureus).

Vì vậy, có thể nhận định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật (vi khuẩn Staphylococcus aureus).

Vụ học sinh THPT ở Nha Trang ngộ độc: Phát hiện khuẩn SalmonellaVụ học sinh THPT ở Nha Trang ngộ độc: Phát hiện khuẩn Salmonella

Liên quan vụ nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP Nha Trang) ngộ độc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Khánh Hòa có kết luận: Phát hiện khuẩn Salmonella trên dụng cụ đựng thức ăn của người bán hàng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên