20/04/2024 19:31 GMT+7

Bất chấp khó khăn, tăng trưởng thương mại điện tử vượt xa kỳ vọng

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream, đã đạt 71.200 tỉ đồng, tăng 78,69% so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm tới năm 2025 - Ảnh: AI

Dự báo thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm tới năm 2025 - Ảnh: AI

Năm sàn thương mại điện tử gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, TikTok Shop đã đạt tổng doanh thu 71.200 tỉ đồng, tăng trưởng 78,69% trong 3 tháng đầu năm 2024. Ước tính đã có 766,7 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra.

Theo Metric, nền tảng số liệu về thương mại điện tử, đây là mức tăng trưởng đầy tích cực, vượt xa kỳ vọng bởi theo nhiều dự báo từ cuối 2023, mức tăng trưởng trong toàn năm 2024 so với 2023 sẽ chỉ dừng ở mức 35%.

Làm đẹp, nhà cửa đời sống và thời trang nữ là những ngành hàng nằm trong top 3 ở cả doanh số và sản lượng bán. Tuy nhiên, điện gia dụng mới là ngành hàng có nhiều bước đột phá nhất trong quý 1-2024 với mức tăng doanh số 146,98% và số sản phẩm bán tăng 369,91% so với cùng kỳ.

Dự báo trong quý 2-2024, tổng doanh số trên năm sàn bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam sẽ đạt mức 84,87 nghìn tỉ đồng với 882,12 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra, tăng lần lượt 19,2% và 13,57% so với quý trước.

Cùng với sự phát triển về doanh số và sản lượng bán, quý đầu năm cũng đã ghi nhận một chỉ số tích cực với số lượng nhà bán phát sinh đơn hàng có tốc độ tăng trưởng dương. Đây là mức tăng trưởng hiếm hoi trong nhiều quý trở lại đây.

Hiện nay, các doanh nghiệp địa phương cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ, tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%.

Điều này cho thấy thương mại điện tử không còn là sân chơi riêng cho các doanh nghiệp tại các đô thị lớn mà đã có xu hướng mở rộng ảnh hưởng sang các tỉnh thành. 

Kho hàng đặt tại các tỉnh thành đồng thời giúp rút ngắn thời gian vận chuyển - giao hàng, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng của người tiêu dùng ở địa phương.

Tổng doanh thu và sản lượng bán của các địa phương ngoài top 10 đều tăng trưởng trên mức 50%.

Trong 2 năm qua, nhiều chương trình và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử tại địa phương đã và đang liên tục được triển khai, bởi nhiều đơn vị từ tổ chức nhà nước tới các doanh nghiệp tư nhân, điển hình như bệ phóng Thương mại điện tử Tây Nguyên 2022, Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2023...

Trong hội thảo mới đây về thương mại điện tử, bà Lê Hoàng Oanh - cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương - cho rằng xóa bỏ khoảng cách giữa đô thị và các vùng ven là một trong những nỗ lực mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện, nhằm phát triển thương mại điện tử Việt Nam một cách bền vững.

"Chính phủ đang giao cục triển khai đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mục tiêu là liên kết, kết nối các sàn thương mại điện tử địa phương với nhau và với các sàn thương mại điện tử phổ biến tạo nên một môi trường kết nối giao thương đa chiều hiệu quả, rút ngắn khoảng cách vùng miền", bà Oanh thông tin.

Bàn cách bán hàng Việt xuyên biên giớiBàn cách bán hàng Việt xuyên biên giới

Ngày 11-4, tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024 với chủ đề phát triển thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên