Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm qua đời ở tuổi 100

Sự kiện: Thời sự

Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của  liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã qua đời vào sáng nay (ngày 16-4), hưởng thọ tròn 100 tuổi.

Ngày 16-4, trao đổi với PLO, nhà văn Đặng Vương Hưng (Câu lạc bộ Trái Tim người lính) cho biết theo tin từ gia đình, bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã về với tổ tiên lúc 4 giờ 48 phút sáng nay, ngày 16-4, hưởng thọ tròn 100 tuổi.

Bà Đặng Kim Trâm, con gái út của bà Doãn Ngọc Trâm cho hay mẹ bà mất tại Bệnh viện 354 vì tuổi cao, sức yếu, khi bước sang tuổi 100.

Bà Doãn Ngọc Trâm sinh ngày 23-12-1925 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà là giảng viên Trường đại học Dược Hà Nội, vợ của bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê (1916-1999).

Theo nhà văn Đặng Vương Hưng, sinh thời, bà Doãn Ngọc Trâm sống rất tình cảm, khiêm tốn và giản dị. Vài năm gần đây, do tuổi cao, sức yếu, phải ngồi xe lăn, nhưng trí tuệ vẫn còn cực kỳ minh mẫn. Bà thường xuyên đi dự các sự kiện do Mãi mãi tuổi 20, Trái tim người lính tổ chức.

Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ Đặng Đặng Thùy Trâm Trâm. Ảnh: Đ.V.H.

Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ liệt sĩ Đặng Đặng Thùy Trâm Trâm. Ảnh: Đ.V.H.

Sinh ra trong một gia đình trí thức có bố là bác sĩ, mẹ là dược sỹ, Đặng Thùy Trâm tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966.

Theo tiếng gọi của miền Nam ruột thịt, người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền Nam chiến đấu. Ngày 22-6-1970, chị ngã xuống khi còn rất trẻ, khi còn biết bao ước mơ, hoài bão chưa kịp dâng hiến cho đất nước. Những dòng tiếp theo ấy, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã vĩnh viễn không ghi được nữa, nó thuộc về chúng ta hôm nay.

Tháng 6-1970, khi Fredric Whitehurst, một lính Mỹ, tại chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi tính châm lửa đốt quyển sổ tay được bọc bằng vải, thu được sau một trận càn quét, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!". Nghe lời khuyên, người lính Mỹ ấy đã không đốt quyển sổ tay.

Năm 2005, sau 35 năm lưu lạc trên đất Mỹ, cuốn nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã trở về Việt Nam trong vòng tay yêu thương của người thân, bạn bè.

Từ khi cuốn nhật ký được biết đến, đã có biết bao cuộc vận động, bao phong trào ý nghĩa được phát động để người trẻ hôm nay học tập và noi gương người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 5 năm sau ngày con mất, bà Trần Thị Chinh ở Hà Nam mới vào được Gia Lai, chứng kiến nơi con mình hy sinh. Bà là mẹ của Liệt sĩ Bùi Minh Quý hy sinh vì xả thân cứu người khi mới 24 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo VIẾT THỊNH ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN