Mong ước trong ngày 8/3 của những 'chiến binh' xóm chạy thận

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Ngày 8/3, ngày cả thế giới tôn vinh phái đẹp, thế nhưng với những nữ bệnh nhân đang sống tại xóm chạy thận, ngõ 121 Lê Thanh Nghị (Hà Nội) chỉ có niềm mong ước giản đơn là được trở về nhà, ăn bữa cơm quây quần cùng gia đình.

Con ngõ nhỏ số 121 phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội) vẫn được nhiều người biết đến với cái tên "xóm chạy thận", tại đây có hàng trăm người thuê trọ, họ đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng cùng mang trong mình căn bệnh suy thận.

Nơi đây là nơi tá túc của hơn 100 bệnh nhân chạy thận.

Nơi đây là nơi tá túc của hơn 100 bệnh nhân chạy thận.

Có những người ở đây hàng chục năm, bệnh tật đã lấy đi tuổi thanh xuân và ước mơ của họ. Ngày 8/3 của những người phụ nữ sống ở xóm trọ nhỏ này chỉ là những ước mơ giản đơn, nhỏ bé. 

Ở cái tuổi đáng lẽ ra được quây quần cùng con cháu, căn bệnh suy thận giai đoạn cuối khiến bà Nguyễn Thị Thêm (huyện Lục Nam, Bắc Giang) phải lên Hà Nội sống cảnh cô quạnh trong căn phòng trọ cũ nát suốt hơn 15 năm qua để chạy thận.

Bà Nguyễn Thị Thêm có "thâm niên" 15 năm chạy thận.

Bà Nguyễn Thị Thêm có "thâm niên" 15 năm chạy thận.

Chia sẻ với Phóng viên Báo Sức khoẻ và Đời sống, bà Thêm cho biết, mọi chi phí sinh hoạt đều do con, cháu ở quê gửi lên, mỗi tháng dao động từ 5 triệu - 7 triệu đồng. Sự sống của bà  được kéo dài thời gian tính bằng… ngày, bởi cứ 3 ngày bà phải đi lọc máu một lần.

Bà Thêm phải thuê một căn trọ chật hẹp để tá túc ngày qua ngày.

Bà Thêm phải thuê một căn trọ chật hẹp để tá túc ngày qua ngày.

Khi được hỏi về ngày 8/3, bà Thêm tâm sự, đối với những bệnh nhân chạy thận như bà, những ngày lễ tết giống như bao ngày bình thường, thậm chí có phần buồn tủi vì không được như những người khác.

Bà Nguyễn Thị Hoà cùng với những vết phồng chi chít tại cánh tay sau mỗi lần chạy thận.

Bà Nguyễn Thị Hoà cùng với những vết phồng chi chít tại cánh tay sau mỗi lần chạy thận.

Chung cảnh ngộ, khi nhắc đến ngày 8/3, ánh mắt bà Nguyễn Thị Hoà (huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang) đượm buồn, bà nói: "Chỉ những người cùng cảnh ngộ mới hiểu và thông cảm được cho nhau, tôi đã 14 năm sống chung với bệnh tật, số lần về nhà đếm trên đầu ngón tay. Chỉ mong ước một điều nhỏ nhỏ, được ăn bữa cơm có đầy đủ các thành viên trong gia đình".

"Từ ngày biết bản thân mắc căn bệnh suy thận, lễ Tết là một điều gì đó rất xa xỉ, 1 bông hoa hay một món quà tôi đã không mơ tưởng tới nữa. Thậm chí cũng chẳng mong đến ngày lễ, Tết bởi khi mà người người, nhà nhà đi chơi, quây quần vui vẻ thì tôi vẫn phải từng ngày giành giật lại sự sống", bà Hoà bùi ngùi.

Khi được hỏi về kỷ niệm của những ngày lễ, bà Hoà cho hay: "Nhớ những ngày tháng còn khoẻ, vào mỗi dịp mùng 8/3, được tham gia phong trào hát, múa ở xóm cùng với các chị em. Rồi được chồng cùng con trai tặng hoa, cả nhà cùng nhau đi ăn những món ăn yêu thích. Thế nhưng bây giờ điều kiện và hoàn cảnh không cho phép, chỉ mong muốn có chút sức khỏe để có thể sống tiếp những đoạn còn lại của cuộc đời".

Còn đối với bà Bưởi (quê Thái Bình, hơn 20 năm chạy thận) lại chia sẻ: "Được sống trên đời là một món quà ý nghĩa nhất".

Video: Niềm mơ ước nhỏ nhoi của nữ bệnh nhân tại xóm chạy thận:

Niềm mong ước ngày 8/3 của những 'nữ chiến binh' xóm chạy thận.

Nguồn: [Link nguồn]

Căn nhà trọ ba tầng với chục phòng nằm bên đoạn đường ray cũ từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở thành nơi trú ngụ của những bệnh nhân chạy thận của bệnh viện Đà Nẵng. Ngày giáp Tết, mọi người rủ nhau làm bữa cơm tất niên để những người “còn sức chiến đấu” với căn bệnh hiểm nghèo ngồi lại bên nhau…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đan Tâm ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN