05/02/2024 16:28 GMT+7

Mỹ từng mua vũ khí thời Liên Xô quá hời

Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều nước trước đây thuộc khối này, do không đủ khả năng duy tu, đã phải bán bớt những chiếc máy bay chiến đấu cho Mỹ để Washington nghiên cứu và thăm dò dầu khí.

Chiếc máy bay tiêm kích Su-27 trên bầu trời nước Nga - Ảnh: RIA NOVOSTI

Chiếc máy bay tiêm kích Su-27 trên bầu trời nước Nga - Ảnh: RIA NOVOSTI

Theo tạp chí Military Watch, sau khi Liên Xô tan rã vào tháng 12-1991, quân đội Mỹ đã tiếp cận được nhiều loại công nghệ vũ khí có độ nhạy cao của Liên Xô, thông qua việc mua lại vũ khí từ các quốc gia thuộc khối này.

Chạm tay đến công nghệ vũ khí Liên Xô

Những năm 1989, vùng Đông Đức được trang bị nhiều thiết bị tối tân nhằm giúp Liên Xô giành được lợi thế trong cuộc xung đột tương lai giữa phương Tây và Nga, hoặc các nước có trang bị vũ khí hạng nặng khác cho Matxcơva và khối liên minh của Nga.

Chính điều này đã dẫn đến những nỗ lực đảo ngược về phương diện kỹ thuật, nhằm thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa các hệ thống vũ khí của Mỹ và hệ thống vũ khí của Liên Xô.

Một trong những ví dụ điển hình nhất của việc này là sự phát triển của tên lửa đất đối không AIM-9X, với khả năng nhắm mục tiêu ở tầm xa cao, nghĩa là vũ khí này có thể tấn công những mục tiêu ở những góc cực cao bằng cách sử dụng tín hiệu từ ống ngắm bắn được gắn trên mũ bảo hiểm của người bắn.

Tạp chí Military Watch nhận định có nhiều khả năng tên lửa AIM-9X được phát triển dựa trên nguyên mẫu của tên lửa R-73 được triển khai từ máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Liên Xô.

Những chiếc MiG-29 do Đông Đức triển khai có đi kèm tên lửa R-73 đã mang lại nhiều lợi thế vượt trội ở phạm vi thị giác trước Mỹ và đồng minh.

Do đó, tên lửa R-73 đã được phía Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng khi họ bắt tay vào phát triển tên lửa AIM-9X.

Sau khi Liên Xô tan rã, các máy bay chiến đấu hàng đầu của khối này như MiG-29 và Su-27 được Mỹ mua lại từ những “người anh em Liên Xô cũ” như Moldova hay Belarus, để thử nghiệm và huấn luyện cho chính quân đội của Mỹ.

Mục đích của việc mua lại vũ khí cũ từ Moldova nhằm phá hỏng một thỏa thuận, sau đó bán lại những chiếc chiến đấu cơ này cho Iran, quốc gia từng mua MiG-29 từ Liên Xô và khi đó đang tìm cách mở rộng không quân của mình.

Trong khi đó, việc Belarus bán hai chiếc Su-27 cho Mỹ là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm loại bỏ các tài sản tác chiến trên không do họ không còn đủ khả năng để duy trì.

Mua tiêm kích để xem dầu khí

Cũng theo tạp chí Military Watch, những chiếc tiêm kích Su-27 mà Mỹ mua lại của Belarus được đặt tại Khu vực 51, bang Nevada, miền tây nước Mỹ cho mục đích thử nghiệm.

Công ty tư nhân Terralliance Technologies của Mỹ đã tìm cách mua lại những chiếc máy bay tương tự để tái sử dụng chúng, với mục đích thăm dò nguồn tài nguyên dầu khí.

Trong đó, công ty này đã mua lại hai chiếc chiến đấu cơ Su-27 từ Ukraine chỉ với giá 22 triệu USD, sau đó được tháo rời và sửa đổi để tích hợp hệ thống điện tử hàng không của phương Tây.

Tương tự như “người anh em cũ” Belarus, nguyên nhân khiến Ukraine “bán rẻ” chiến đấu cơ cho Mỹ do họ không còn khả năng bảo dưỡng và duy trì thêm.

Mặc dù có nhu cầu đáng kể trên phạm vi quốc tế, cộng với việc Nga xuất khẩu hơn 100 chiếc Su-27 mới trong những năm 1990 sang Trung Quốc, nhưng đến những năm 2000, Nga đã cho ra mắt dòng máy bay chiến đấu Su-30 mới hơn đã có chi phí vận hành thấp hơn và hiệu quả hơn nhiều.

Hơn nữa, ngân sách quốc phòng hạn chế của Ukraine và tình hình khi đó tương đối ổn định, mối quan hệ của Kiev với cả Nga và phương Tây đều tích cực, đồng nghĩa với việc nước này không đủ khả năng vận hành và bảo dưỡng toàn bộ số Su-27 trong kho của mình.

Tiêm kích Su-27 Nga chặn máy bay ném bom Mỹ trên biển BalticTiêm kích Su-27 Nga chặn máy bay ném bom Mỹ trên biển Baltic

Ngày 24-10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết một chiếc Su-27 của Nga đã chặn hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên