03/02/2024 17:50 GMT+7

Triều Tiên thu hàng triệu USD từ bán lông mi giả, Trung Quốc nói 'không phạm luật'

Năm 2023, Triều Tiên thu về hàng triệu USD từ việc bán lông mi giả. Các sản phẩm này được dán nhãn Made in China, nhằm lách các lệnh trừng phạt của quốc tế.

Những bộ lông mi giả Triều Tiên được gắn nhãn mác "Made in China" và xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Những bộ lông mi giả Triều Tiên được gắn nhãn mác "Made in China" và xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, việc xử lý và đóng gói lông mi giả của Triều Tiên được tiến hành công khai ở nước láng giềng Trung Quốc - cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng.

Mi giả Triều Tiên, nhãn mác Trung Quốc

Hãng tin Reuters đã phỏng vấn 20 người, trong đó có 15 người làm việc trong "ngành công nghiệp" lông mi giả, cũng như các luật sư, các chuyên gia về kinh tế Triều Tiên về hệ thống sản xuất lông mi giả Trung - Triều.

Theo đó, các công ty có trụ sở tại Trung Quốc nhập khẩu lông mi giả từ Triều Tiên, sau đó hoàn thiện, đóng gói như một sản phẩm do chính người Trung Quốc làm ra và xuất khẩu sang thị trường phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bà Vương, một người trong ngành buôn mi giả ở thị trấn Bình Độ, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, cho biết khu vực này là "thủ đô lông mi giả của thế giới", và cũng là nút giao quan trọng trong chuỗi cung ứng từ Triều Tiên.

Công ty của gia đình bà chuyên xuất khẩu mi giả sang Mỹ, Brazil và Nga. "Chất lượng sản phẩm của Triều Tiên rất tốt", bà Vương nói.

Theo 3 giám đốc nhà máy sản xuất mi giả ở Trung Quốc, các nhà máy ở nước này hợp tác với Triều Tiên từ đầu những năm 2000.

Chính quyền thị trấn Bình Độ cho biết khu vực có khoảng 1,2 triệu dân này chiếm 70% tổng sản lượng mi giả toàn cầu.

Bán lông mi giả có vi phạm luật quốc tế?

Bên trong một xưởng gia công mi giả Triều Tiên tại thị trấn Bình Độ, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Bên trong một xưởng gia công mi giả Triều Tiên tại thị trấn Bình Độ, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Kể từ năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua hàng chục nghị quyết trừng phạt, hạn chế khả năng buôn bán các sản phẩm như than, dệt may và dầu mỏ của Bình Nhưỡng, nhằm tìm cách ngăn chặn chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tuy nhiên, không có lệnh cấm trực tiếp đối với các sản phẩm làm từ tóc nên việc bán lông mi giả từ Triều Tiên được xem như không vi phạm luật pháp quốc tế, 3 chuyên gia chuyên nghiên cứu về các lệnh trừng phạt nói với Reuters.

Trả lời Hãng tin Reuters về vấn đề trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi các cáo buộc Triều Tiên vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc là “hoàn toàn không có cơ sở”.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản không bình luận về phát hiện của Reuters về việc bán lông mi giả Triều Tiên, nhưng cơ quan này cho biết Tokyo sẽ xem xét cách tiếp cận hiệu quả nhất với Triều Tiên.

Cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) cũng chưa lên tiếng.

Triều Tiên từ lâu đã là nước xuất khẩu lớn các sản phẩm dành cho tóc và có liên quan đến tóc như tóc giả, lông mi giả.

Các sản phẩm này chiếm gần 60% tổng lượng xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc trong năm 2023. Tổng cộng, Triều Tiên đã xuất khẩu 1.680 tấn lông mi, râu và tóc giả sang Trung Quốc trong năm 2023, trị giá khoảng 167 triệu USD.

Hàn Quốc áp lệnh trừng phạt liên quan việc phát triển vũ khí của Triều TiênHàn Quốc áp lệnh trừng phạt liên quan việc phát triển vũ khí của Triều Tiên

Ngày 17-1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố Seoul đã trừng phạt 2 cá nhân, 3 thực thể và 11 tàu có liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Hàn - Mỹ - Nhật thông báo tập trận hải quân chung sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên